Vietnamese English

 

Ngày 20/11, Tổng cục ĐBVN tổ chức buổi giới mô hình hệ thống thiết bị cân KTTTX tự động tốc độ cao tại Km78+830(T), QL.5 địa phận thành phố Hải Phòng và quy trình xử phạt “gián tiếp” cho 4 Cục QLĐB.

Theo ông Lê Đăng Duy, Đội trưởng Đội Thanh tra Cục QLĐB I cho biết: Sau 3 tháng đưa bộ cân KTTTX tự động tại Km78+830(T)/QL.5 vào hoạt động thí điểm KTTTX trên QL.5 để xử phạt vi phạm hành chính đối với phương tiện vi phạm về tải trọng cho phép (từ ngày 15/8 – 14/11/2020), tổng số xe tải cân kiểm tra là 261.540 xe, trong đó có 401 xe vi phạm tải trọng đường bộ, mức xử phạt. Chủ yếu vi phạm tải trọng trục (chiếm 65%).

So sánh với kết quả của 7 tháng đầu năm 2020: Tổng số xe tải cân kiểm tra là 534.603 xe, trong đó có 36.881 xe (bằng 6,9%) vi phạm vượt khối lượng toàn bộ mức bị xử phạt theo quy định.

Trong 3 tháng đầu đưa bộ cân KTTTX tự động vào hoạt động, số xe vi phạm mức bị xử phạt đã giảm 46 lần (từ 6,9% của 7 tháng đầu năm 2020 xuống còn 0,15%); Số xe vi phạm theo ngày đã giảm bình quân từ 176 xe/ngày xuống còn gần 4,4 xe/ngày.

Theo ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông cho biết, với việc áp dụng công nghệ cân KTTTX tự động vào công tác KSTTX đã giải quyết được hàng loạt vấn đề như: kiểm tra, giám sát được 100% số lượt xe lưu thông trên đoạn đường đặt thiết bị cân; phần mềm thông minh tính toán trong khoảng 3 giây kể từ sau khi xe đi qua cân, cho ngay ra kết quả cân, bao gồm xe không vi phạm, xe vi phạm, các hành vi vi phạm và mức độ vi phạm, phát hiện được toàn bộ số xe vi phạm, kể cả vi phạm về tốc độ; thông qua thiết bị ghi hình (camera) và phần mềm thông minh, kết nối với cơ sở dữ liệu phương tiện của Cục ĐKVN cho thông tin về tên và địa chỉ chủ xe.

Đặc biệt, hiệu quả về kinh tế thể hiện rất rõ, giảm từ khoảng 70 người (nhân viên quản lý , vận hành, bảo vệ, lực lượng chức năng có thẩm quyền dừng xe, lập biên bản vi phạm hành chính … xuống còn từ 3 - 5 người làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ; giảm khoảng 10 lần chi phí hoạt động hàng năm (từ khoảng 5 tỷ đồng/năm xuống còn khoảng 0,5 tỷ đồng/năm); không cần nhân viên vận hành và lực lượng cán bộ có thẩm quyền trực tiếp tại hiện trường (vị trí đặt thiết bị cân) nên không thể tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ đối tượng vi phạm, do đó loại bỏ hoàn toàn tiêu cực.

Đồng thời, hiệu quả về xã hội cũng được ghi nhận: Những xe vi phạm bị phát hiện, sau khi chủ xe, lái xe nhận được thông báo vi phạm và bị xử phạt sẽ không dám vi phạm nữa, đồng thời họ truyền thông tin cho các chủ xe, lái xe khác biết để tránh, , tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội nói chung và việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông giới thiệu về kết quả sau 3 tháng đưa cân vào sử dụng thí điểm.

Trường hợp chủ xe, lái xe không đến chấp hành việc xử phạt hoặc không nhận được thông báo, Thanh tra Sở GTVT sẽ gửi thông báo cho Cục ĐKVN đưa vào cảnh báo trên Chương trình Quản lý kiểm định. Khi phương tiện đến kiểm định, Cơ quan đăng kiểm sẽ thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, thực hiện kiểm định theo quy định đối với phương tiện, cấp Giấy CNKĐATKT có thời hạn 15 ngày (Khoản 12 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP).

Trước tình trạng tiêu cực, mãi lộ trong lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và việc can thiệp không xử lý của một số lãnh đạo, cán bộ có chức vụ đã kéo dài từ nhiều năm nay, làm cho ý thức của nhiều người tham gia giao thông, người kinh doanh vận tải bằng ô tô không được nâng lên, tiếp tục vi phạm, chủ động vi phạm, đặc biệt là nhóm hành vi vi phạm đem lại lợi ích nhóm như chở hàng, chở khách quá tải, mất ATGT, không giảm, phá hoại công trình cầu, đường, gây  bức xúc trong xã hội. Nếu không thay đổi biện pháp, áp dụng khoa học công nghệ thì tình trạng VP nêu trên chưa thể chấm dứt. Ông Chung nhấn mạnh.

Nguồn: N.T - Trang tin tứcTổng cục Đường bộ Việt Nam

 
  Tin liên quan